Mặc dù viêm đại tràng cấp là mức độ nhẹ của bệnh dạ dày. Những bệnh có thể trở nên nặng hơn nếu ngay từ bây giờ bạn không quan tâm điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy bệnh viêm dạ dày cấp nên ăn gì? Bài viết dưới đây là câu trả lời cho bạn.
Contents
Bệnh viêm dạ dày cấp nên ăn gì?
Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm mạc bị tổn thương do vi khuẩn hoặc các sự phá hủy bởi các hóa chất độc hại. Bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu có những giải pháp khắc phục và chăm sóc bệnh tình kịp thời, trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Ngoài thuốc uống, chế độ ăn uống chính là giải pháp hợp lý, làm hạn chế sự phát triển bệnh theo chiều hướng xấu. Không những thế, sử dụng các loại thực phẩm tốt còn hỗ trợ giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hồi phục niêm mạc tổn thương nhanh hơn.
5 loại thực phẩm quan trọng dưới đây sẽ là đáp án hữu ích cho câu hỏi “bệnh viêm dạ dày cấp nên ăn gì?”
Thực phẩm chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm, giảm đau rát, làm lành các tổn thương tế bào, niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình thoái hóa. Vậy viêm dạ dày cấp nên ăn gì giàu chất chống oxy hóa? Chất chống oxy hóa cần thiết có trong thực phẩm bạn có thể bổ sung như: Curcumin (trong gừng & nghệ); Beta – carotene (đu đủ, cà rốt, cà chua,…); Flavonoid (trái cây & rau củ); Lutein, Kẽm, Vitamin C,…
Thực phẩm nhiều men vi sinh
Men vi sinh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại cho đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, thực phẩm giàu men vi sinh còn giúp giảm các triệu chứng bệnh dạ dày như: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua,…
Một số thực phẩm giàu men vi sinh bạn nên bổ sung như: sữa chua, phô mai, mật ong,…
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ cũng là nhóm dinh dưỡng quan trọng trong sổ tay “Viêm dạ dày cấp nên ăn gì?” bạn cần bổ sung.
Chất xơ có tác dụng trung hòa dịch vị acid dạ dày, giúp làm giảm các cơn đau thượng vị, tình trạng nóng rát thực quản và bụng. Đồng thời, các thực phẩm giàu chất xơ còn hỗ trợ làm dịu vùng niêm mạc bị sưng nóng, cân bằng chất lỏng trong đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.
Bạn có thể bổ sung chất xơ từ nhiều thực phẩm khác nhau như: các loại rau (mồng tơi, rau xà lách, súp lơ, bắp cải, dưa leo,…), quả bơ, đu đủ, cà tím, thanh long,…
Thực phẩm giàu vitamin
Các loại vitamin có chức năng hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng cho vô cùng tốt. Đặc biệt là các nhóm vitamin như:
- Vitamin E: Loại hoạt chất có tác dụng oxy hóa mạnh, hỗ trợ làm liền các vùng niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi tác nhân gây hại hiệu quả.
- Nhóm vitamin B: Tác dụng cân bằng dinh dưỡng, sản sinh hồng cầu, đồng thời giúp phục hồi tế bào bị viêm và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Nhóm vitamin C: Tác dụng ngăn ngừa nguy cơ xuất huyết dạ dày, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức đề kháng và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn đường ruột có hại.
Một số thực phẩm giàu vitamin bạn nên bổ sung như: cam, bơ, dâu tây, thanh long, lưu, các loại khoai, cà rốt, củ dền,…
Thực phẩm dễ tiêu hóa
Khi hỏi viêm dạ dày cấp nên ăn gì? Chuyên gia hỏi bác sĩ 24h khuyên bạn nên bổ sung các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Bởi chúng giúp làm giảm các tác động lên vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Người bệnh dạ dày nên ưu tiên ăn những thực phẩm dạng lỏng, mềm như cháo, súp, canh, đồ hấp hoặc luộc để hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa.
Để bệnh tình hồi phục nhanh chóng, bạn cần bổ sung thực phẩm một cách khoa học bằng cách:
- Cần chia nhỏ bữa ăn
- Ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa
- Cân bằng dinh dưỡng trong từng thực đơn
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Không nên ăn quá no hoặc quá đói
- Ăn đủ giờ đủ bữa
- Ăn chậm, nhai kỹ
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển bệnh tình hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm loại thuốc dạ dày Tuệ Tĩnh – Sản phẩm thuốc Đông Y chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, mang lại sự an toàn hiệu quả, được chuyên gia khuyên dùng.